Bạn có biết từng nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan đều có tác dụng vô cùng đặc biệt, cả cách ngâm nguyên liệu chè dưỡng nhan thế nào cho hiệu quả thì đừng vội lướt qua bài viết này nhé.
1. Các nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan và tác dụng
Chè dưỡng nhan không hẳn chỉ là một món ăn vặt, món tráng miệng đơn thuần mà nó còn có nhiều lợi ích. Tác dụng của chè dưỡng nhan đã được rất nhiều chị em phụ nữ minh chứng khi nó có khả năng cải thiện làn da, tim mạch, thậm chí là cả cân nặng. Vậy nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan gồm những gì?
1.1. Tuyết Yến
Một trong các nguyên liệu làm chè dưỡng nhan không thể thiếu đó chính là tuyết yến. Tuyết yến còn được gọi là tổ yến hay cây dạ yến thảo, nó chính là nhựa cây được tiết ra từ sâu bên trong lõi của cây Gum.
Tuyết yến thường có màu trắng trong, vị hơi chua. Đây là loại thực vật giàu vitamin và các loại dưỡng chất khác… Do đó nó có rất nhiều lợi ích với tim mạch, mỡ máu, thanh độc, sản sinh collagen…
1.2. Nhựa đào
Nhựa đào là nhựa tiết ra từ vỏ cây đào. Sau khi trải qua công đoạn sơ chế thì nó sở hữu màu vàng trong, không mùi, hình dạng tròn.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhựa đào chứa nhiều collagen, protein… Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nhựa đào có độc tính do đó người già, trẻ em hay phụ nữ mang thai… không nên sử dụng.
1.3. Táo đỏ
Táo đỏ hay chính là táo tàu đỏ được phơi khô, nó có màu đỏ, thân hơi sần, có vị ngọt và vô cùng nhiều tác dụng.
1.4. Kỷ tử
Kỷ tử khô có màu đỏ tươi, vỏ hơi nhăn, vị ngọt. Kỷ tử thường dùng để ngâm nước uống các loại trà tốt cho sức khỏe do nó giàu vitamin nhóm B, vitamin C, có khả năng làm chậm lão hóa, miễn dịch tốt, cải thiện thị lực…
1.5. Tuyết liên tử
Trong các thành phần nấu chè dưỡng nhan còn có tuyết liên tử, còn được gọi là giác mễ, bồ mễ, có màu vàng nhạt trong và sẽ chuyển thành màu trắng đục khi ngâm với nước. Vị ngọt và nhiều dinh dưỡng nên có khả năng an thần, ổn định chứng bệnh liên quan tới huyết áp…
1.6. Long nhãn
Long nhãn là loại quả sau khi sơ chế tách hạt, sấy khô thì trở thành long nhãn. Loại quả này có vị ngọt, thịt dày thường được dùng ăn kèm với chè. Long nhãn có tác dụng thanh lọc giải độc, cải thiện trí nhớ, an thần giảm căng thẳng…
Xem chi tiết long nhãn là gì, cách chế biến và tác dụng của long nhãn
1.7. Quế hoa
Hay có tên gọi khác là hoa mộc – đây là loại hoa có màu trắng tinh khiết, hoa nhỏ, màu thơm thanh mát. Vừa sở hữu cái tên mỹ miều lại vừa có hình dáng đẹp thanh cao, loài hoa này thường dùng trong món tráng miệng cho vua chúa ngày xưa. Còn ngày nay, nó là một thành phần quan trọng của nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan giúp cải thiện làn da, tăng cường hệ miễn dịch…
1.8. Các thành phần nấu chè dưỡng nhan khác
Hạt chia giàu đạm, vitamin, khoáng chất, chất béo, chất xơ… vừa hỗ trợ lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, lại vừa có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa oxy hóa.
Hạt sen ngoài tác dụng an thần, ngủ tốt thì còn ngừa lão hóa, hỗ trợ quá trình phục hồi da bị tổn thương.
Nấm tuyết có chứa nhiều dưỡng chất cho da, hạn chế việc da xỉn màu hay xuất hiện nếp nhăn như vitamin A, B, kẽm, đồng…
Bạch quả cũng là một trong các nguyên liệu trong chè dưỡng nhan có vị ngọt, tăng lưu thông máu, tốt cho tim mạch, ngừa suy giảm trí nhớ
2. Cách ngâm nguyên liệu chè dưỡng nhan
– Tuyết yến và nhựa đào ngâm khoảng 10 – 12 tiếng, sau đó rửa sạch. Chúng ta chú ý cần ngâm đủ thời gian vì sẽ giúp tuyết yến không bị chua.
– Tuyết liên tử (hay bồ mễ) ngâm 8 tiếng
– Nấm tuyết ngâm 1 tiếng
– Hạt chia ngâm khoảng 15 – 20 phút cho hạt nở có lớp vỏ bên ngoài màu trong suốt.
– Táo đỏ, kỷ tử, long nhãn thì không cần ngâm
Lưu ý là: Tất cả các loại nguyên liệu chúng ta cần phải rửa thật sạch để loại bỏ chất bẩn hay tạp chất bên ngoài.
Tham khảo: Hướng dẫn cách làm chè dưỡng nhan tuyết yến ngon chuẩn vị tại nhà
Trên đây chính là thông tin về các nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan, công dụng cũng như cách ngâm các nguyên liệu này sao cho đúng. Bạn đừng quên đón chờ hướng dẫn cách nấu chè dưỡng nhan đơn giản của Blogamthuc.top nhé.