Cá tím có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và đậm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để thưởng thức món ăn với loại thực phẩm này. Vậy những người không nên ăn cà tím là ai?

Trong quả cà tím có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, magie, photpho… nhưng không phải hàm lượng chất nào cũng tốt cho tất cả người sử dụng, nhất là với những trường hợp sau:
1. Người có tình trạng thiếu máu, cần bổ sung sắt
Chất anthocyanin có ở vỏ quả cà tím làm hạn chế, ngăn cản chất sắt đi vào cơ thể. Ngoài sắt, các chất như đồng hay ion kẽm cũng bị kìm hãm để cơ thể hấp thụ. Cho nên trường hợp cần bổ sung sắt thì không nên và hạn chế ăn nhiều cà tím.
2. Người có hệ tiêu hóa không tốt
Lớp vỏ quả cà tím ngoài chứa chất trên thì nó còn bị dai, cứng do đó những người có hệ tiêu hóa không tốt thì không nên ăn nhiều cà tím dù nó đã được nấu mềm. Nếu muốn ăn thì chúng ta nên bỏ vỏ của nó để tiêu hóa được dễ dàng hơn.
3. Người có bệnh liên quan tới dạ dày
Nếu bạn có bệnh về dạ dày thì nên hạn chế ăn những đồ kích thích mạnh như lạnh, cay, chua. Cà tím là một trong số đó, do bản thân mang tính hàn nên khi vào dạ dày thì nó làm dạ dày khó chịu, thậm chí người ăn sẽ bị tiêu chảy, mất nước.
4. Người hay bị yếu
Những người hay bị yếu thì thể trạng sẽ không được khỏe, không nên ăn thực phẩm có tính hàn như cà tím thường xuyên.
5. Người bị bệnh thận
Loại axit hay có trong các loại thực vật như oxalate trong quả cà tím là một trong nhưng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi thận. Do đó, ngoài chế độ ăn ít muối thì chúng ta cũng cần hạn chế khi thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Trên đây chính là 5 nhóm người không nên cà tím quá nhiều hay thường xuyên. Nếu bạn đang nằm trong số những người này thì hãy xem lại chế độ ăn uống của mình với cà tím sao cho hợp lý nhé.